Chuyên gia tiết lộ bí quyết chữa khô khớp gối hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị khô khớp gối. Một số thực phẩm giàu canxi và vitamin D như ngũ cốc, các loại rau, sữa và khoai lang có thể cải thiện tình trạng này hiệu quả. Cùng với thói quen ăn uống khoa học kết hợp với phương pháp điều trị và chăm sóc thích hợp, bệnh khô khớp gối có thể được thuyên giảm. Vậy nên ăn gì và điều trị như thế nào để chữa khô khớp gối? Cùng tìm hiểu ngay những vấn đề này ở nội dung dưới đây.

Các biện pháp chữa khô khớp gối

Hiện nay, khô khớp gối là một tình trạng chung mà nhiều người đang đối mặt. Vì thế mà có nhiều phương pháp được nghiên cứu để điều trị dứt điểm căn bệnh này:

1. Sử dụng thuốc không kê đơn chữa khô khớp gối

Bệnh khô khớp gối không có thuốc đặc trị. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc có thể hỗ trợ giảm đau nhức, tuy nhiên hãy phòng tránh bệnh bằng cách sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung Glucosamine. Là một trong những phương pháp được các bác sĩ sử dụng trong điều trị.

Hiện nay có nhiều loại glucosamine. Bao gồm: glucosamine sulfate, glucosamine hydrochloride, N-acetyl glucosamine. Những chất này có một vài điểm tương đồng. Tuy nhiên, chúng có thể khác nhau về hiệu quả khi dùng dưới dạng thực phẩm bổ sung. Hầu hết các nghiên cứu khoa học về glucosamine đều liên quan đến glucosamine sulfate.

Glucosamine sulfate là một chất hóa học tự nhiên, được tìm thấy trong cơ thể con người. Cụ thể, nó được tìm thấy trong dịch quanh khớp của bạn. Ngoài ra, nó còn được tìm thấy trong tự nhiên. Ví dụ như trong vỏ của các loài động vật có vỏ (tôm, cua…). Glucosamine sulfate còn được sản xuất trong phòng thí nghiệm. Glucosamine sulfate dạng tinh thể, được chứng minh lâm sàng là có hiệu quả trong dự phòng và cải thiện bệnh khớp thì liều dùng hiệu quả phải là 1500 mg/ngày.

2. Tiêm hyaluronic acid

chữa khô khớp gối

Điều trị khô khớp gối bằng phương pháp tiêm acid hyaluronic được chỉ định cho những bệnh nhân ở mức độ nghiêm trọng. Sử dụng thuốc tiêm chữa thoái hóa khớp gối thực chất là phương pháp tiêm chất nhờn vào khớp gối. Bệnh nhân sẽ được tiêm acid hyaluronic trực tiếp vào khớp, dung dịch này giúp làm tăng khả năng bôi trơn và giảm ma sát các khớp xương. Bên cạnh đó, tiêm acid hyaluronic còn có hiệu quả nhanh trong kích thích tế bào sụn và màng hoạt dịch sản sinh acid hyaluronic. Chức năng khớp dần cải thiện, các cơn đau khớp gối cũng giảm đi nhanh chóng.

Việc tiêm chất nhờn điều trị thoái hóa khớp gối có hiệu quả giống như biện pháp tiêm corticoid nội khớp. Song hiệu quả của nó còn có tính lâu dài hơn. Sau 2 – 3 ngày tiêm, bệnh nhân sẽ thấy triệu chứng đau nhức khớp gối không còn. Tác dụng của thuốc được lưu lại trong cơ thể trong thời gian từ 6  – 12 tháng. Mặc dù vậy, không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng cách chữa này. Vì chi phí khá cao nên bác sỹ khuyến cáo chỉ nên tiêm dịch khớp khi bệnh ở mức độ nặng.

3. Phẫu thuật thay khớp gối

chữa khô khớp gối

Phẫu thuật chữa khô khớp được cho là phù hợp với những bệnh nhân có khớp gối bị khô ở giai đoạn nặng, Người bệnh ở độ tuổi trung niên, gặp khó khăn khi di chuyển, đau đớn và không đáp ứng hiệu quả khi điều trị bệnh bằng thuốc uống hay tập vật lý trị liệu, kể cả tiêm acid hyaluronic.

Phẫu thuật thay khớp gối (arthroplasty) có thể giúp giảm đau và phục hồi chức năng của khớp gối. Phương pháp này tập trung vào việc cắt bỏ phần xương và sụn bị tổn thương ở đùi, xương chày và xương bánh chè, sau đó thay thế bằng xương nhân tạo được làm từ kim loại, nhựa chất lượng cao hoặc polyme chuyên dụng.

Để xác định được chất liệu nào phù hợp, các bác sĩ có thể đánh giá dựa trên khả năng cử động, tính ổn định và sức chịu đựng của gối, mức độ tổn thương, tuổi tác, cân nặng, cường độ hoạt động, kích thước cũng như hình dáng của khớp.

Tuy nhiên sau khi thay khớp gối, bệnh nhân vẫn có nguy cơ thoái hóa các vùng khớp lân cận và phát sinh biến chứng nhiễm trùng nên phẫu thuật chỉ được chỉ định nếu thật sự cần thiết.

4. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu khớp gối được hiểu là sử dụng các tác động trực tiếp từ bên ngoài lên các khớp bị thoái hóa: Khớp vai, khớp gối, cổ tay, cổ chân, khớp háng,…Bằng các dụng cụ như (gậy, nạng, thun, đai băng,..) làm giảm quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh chóng.

Từ đó, tránh được những biến chứng nguy hiểm khác. Phương pháp trị liệu vật lý thoái hóa khớp gối cho người bệnh sẽ đi từ các bài tập bổ trợ cơ bản đến các phương tiện máy móc hiện đại.

Các phương pháp vật lý trị liệu giúp bệnh nhân giảm co thắt các cơ, giảm tình trạng đau nhức, tăng cường khả năng vận động các khớp, gia tăng lực ở các cơ, ngăn ngừa các khớp bị biến dạng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh mà áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu phù hợp nhất để chữa khô khớp gối.

Người bị khô khớp gối nên ăn gì để khỏi bệnh?

chữa khô khớp gối

Nghiên cứu trên những người mắc bệnh thoái hóa khớp gối cho thấy những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống của họ có thể làm tăng lợi ích cho sức khỏe của khớp gối. Một số loại thực phẩm có đặc tính chống viêm nếu được dùng thường xuyên kết hợp với việc chăm sóc tốt cho sụn khớp và xương dưới sụn sẽ hạn chế những cơn đau, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

1. Các loại cá biển giàu omega-3

Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích… chứa một lượng lớn axit béo Omega 3. Đây là một dưỡng chất có tác dụng chống viêm, giảm đau, giảm khô khớp hiệu quả. Các bác sĩ khuyên mỗi người nên ăn cá ít nhất 2 – 3 lần/tuần để hỗ trợ xương khớp chắc khỏe, dẻo dai.

2. Ngũ cốc

Hạt điều, đậu nành, hạt óc chó, macca,… cũng nằm trong top thực phẩm người khô khớp gối nên ăn. Vì chúng giúp chống lại quá trình oxy hóa của xương khớp đồng thời cung cấp khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể.

3. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Nguồn canxi và vitamin D trong sữa góp phần cải thiện chất lượng xương khớp, đồng thời thành phần collagen thủy phân còn tham gia vào quá trình tái tạo sụn, giúp khớp trở nên dẻo dai. Người bệnh nên bổ sung 2 – 3 ly sữa hoặc dùng các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua mỗi ngày.

4. Rau xanh và trái cây

Các loại rau có màu xanh đậm là: bông cải, cải xoăn, cải thìa,… cũng nên xuất hiện trên bàn ăn của người khô khớp gối. Bởi các loại rau này có chứa nhiều vitamin C, K, collagen đem lại sự trơn tru cho hoạt động của khớp gối.

Trái cây như bơ, cam, đu đủ,… là nguồn cung cấp vitamin, có tác dụng kháng viêm, sản sinh ra collagen giúp khung xương hoạt động dẻo dai.

5. Dầu oliu

Dầu ô liu giúp chống viêm tốt nên người bị bệnh khớp gối nên thường xuyên sử dụng. Một nghiên cứu khoa học ở chuột được cho sử dụng dầu ô liu liên tục trong 6 tuần cho thấy hiệu quả giảm sưng và ngăn chặn phá hủy sụn khớp. Bởi vậy, các nhà khoa học luôn khuyến khích người bệnh sử dụng dầu oliu hàng ngày.

6. Nước cam

Nước cam vắt là nguồn cung cấp vitamin C rất tốt cho người bị bệnh khớp gối. Các chất dinh dưỡng giúp chống lại cơn đau khớp gối. Bên cạnh nước cam, bạn nên tích cực ăn các loại hoa quả giàu vitamin C như ớt xanh, bưởi, dâu tây…

Thực phẩm cần kiêng khi bị khô khớp gối

Bên cạnh những món nên tăng cường thì người bị khô khớp cũng cần hạn chế một số thực phẩm nhất định.

1. Nội tạng động vật

Nội tạng động vật là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên nội tạng động vật lại không tốt cho những người bị khô khớp vì chứa nhiều cholesterol xấu và axit béo.

2. Thực phẩm lên men/ muối

Người bị bệnh xương khớp nói chung và khô khớp gối nói riêng không nên ăn: cà muối, hành muối, củ cải ngâm,… Do trong các loại thực phẩm này chứa nhiều muối và lượng axit cao khiến khớp bị mất nước. Từ đó đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp, khiến dịch khớp sản sinh ít hơn.

3. Đồ uống có cồn, chất kích thích

Cồn, chất kích thích có trong bia rượu, cà phê có thể hủy hoại cấu trúc xương từ bên trong, ức chế quá trình tái tạo và phục hồi xương khớp. Do đó, nếu muốn chữa khô khớp hiệu quả, người bệnh cần hạn chế tối đa việc sử dụng các loại đồ uống chứa cồn, chất kích thích.

Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh


Top từ khóa liên quan: thức ăn tốt cho người bị bệnh khô khớp, khô khớp có nguy hiểm không, thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ


chữa khô khớp gối

Healthy Eating for Knee Osteoarthritis

https://www.webmd.com/osteoarthritis/osteoarthritis-diet

Managing osteoarthritis of the knee

https://www.health.harvard.edu/pain/managing-osteoarthritis-of-the-knee

Crystalline glucosamine sulfate in the management of knee osteoarthritis: efficacy, safety, and pharmacokinetic properties

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3400104/

0/5 (0 Reviews)

Các bài liên quan

Giảm đau lưng hiệu quả với 9 thói quen đơn giản!

Giảm đau lưng hiệu quả với 9 thói quen đơn giản!

Tất cả các cách chữa đau lưng tại nhà đều có chung mục đích là giảm áp lực và căng thẳng lên cột sống, bảo vệ cột sống chắc khỏe. Việc thay đổi các thói quen hàng ngày sẽ giúp vùng lưng không bị đau nhức trong thời gian dài.  Đau lưng là tình trạng […]
Đau vai có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Đau vai có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Có nhiều nguyên nhân gây đau vai với các triệu chứng đặc trưng. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bạn có thể tự điều trị tại nhà hoặc cần điều trị y tế.  Đau vai là một tình trạng rất phổ mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Cơn đau cơ vai có […]
10 bài tập yoga cho người đau vai gáy bạn nên biết

10 bài tập yoga cho người đau vai gáy bạn nên biết

Các bài tập yoga chữa đau vai gáy có thể giúp người bệnh cải thiện tính linh hoạt và mang đến sự thoải mái khi hoạt động. Hiện nay, các cơn đau vai gáy dần xuất hiện nhiều hơn và trở nên phổ biến ở nhiều độ tuổi khác nhau. Mặc dù có nhiều phương […]
7 bài tập chữa vẹo cột sống hiệu quả

7 bài tập chữa vẹo cột sống hiệu quả

Trong số các phương pháp điều trị cong vẹo cột sống thì các bài tập giúp kéo dãn cơ là phổ biến nhất. Đối với người bình thường, việc uốn cong, xoay trái, phải hay quay trở lại vị trí ban đầu đều rất dễ dàng. Tuy nhiên, điều đó với người bệnh sẽ gặp […]
samsun bayan eskort - ankara bayan eskort - eskort amasya - istanbul eskort - eskort bayan izmir