Trật khớp cổ chân là một tình trạng thường gặp do vận động không đúng cách hoặc té ngã. Tuy không gây nguy hiểm nhưng loại chấn thương này gây đau đớn và ảnh hưởng đến di chuyển và sinh hoạt hằng ngày. Vì thế, trật khớp cổ chân cần được điều trị một cách phù hợp để có thể hồi phục một cách nhanh chóng.
Trật khớp cổ chân là hiện tượng xảy ra khi có sự di lệch đột ngột hoàn toàn hay không hoàn toàn giữa các mặt khớp với nhau, hoặc giữa các đầu xương ra khỏi vị trí của ổ khớp.
Cổ chân là nơi tập trung nhiều mạch máu nông nên khi xảy ra chấn thương sẽ kéo theo tình trạng sưng phù, thậm chí chảy máu. Cảm giác đau từ chứng trật khớp sẽ không nhiều và không kéo dài. Tuy nhiên, sưng tấy kéo dài khiến người bị thương khó di chuyển, đi khập khiễng. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây tổn thương và hỏng khớp.
Khi bị trật khớp cổ chân, người bị thương cần bình tĩnh và sơ cứu theo nguyên tắc R-I-C-E:
Trật mắt cá chân xảy ra khi có ngoại lực tác động mạnh và đột ngột lên cổ chân. Tác động này có thể gây ra tình trạng gãy xương hoặc tổn thương dây chằng, dẫn đến trật khớp. Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trật khớp cổ chân bao gồm té ngã, tai nạn giao thông và chấn thương khi chơi thể thao.
Dấu hiệu trật khớp cổ chân nghiêm trọng, cần gặp bác sĩ:
Đối với những trường hợp trật khớp nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị không cần phẫu thuật, bao gồm:
Bên cạnh đó, các loại thuốc giảm đau và giảm sưng cũng sẽ được kê toa để giúp người bị chấn thương tránh các triệu chứng mà trật khớp cổ chân gây ra.
Thông thường, trật khớp ở cổ chân sẽ có thể hồi phục sau khi điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật. Chỉ một số trường hợp đặc biệt khi việc áp dụng các biện pháp trên không hiệu quả, các bác sĩ mới sử dụng đến phẫu thuật. Khi đó, các bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành loại bỏ các mảnh xương và sụn lỏng lẻo hoặc sửa chữa các dây chằng bị rách, gân ở chân và mắt cá chân (mổ hở hoặc mổ nội soi).
Thời gian phục hồi sau khi bị trật khớp cổ chân phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của vết thương và tình trạng sức khoẻ của mỗi người. Đối với trường hợp áp dụng phương pháp điều trị không phẫu thuật, người bị chấn thương có thể khỏi trong vòng 2-4 tuần. Với tình trạng nặng hơn có thể mất từ 6-12 tuần để lành lại. Nếu phải dùng đến phương pháp phẫu thuật, thời gian hồi phục có thể kéo dài đến vài tháng.
*Các thông tin cung cấp trong bài viết không thay thế việc chỉ định điều trị của bác sĩ.
Top tìm kiếm: thoái hóa khớp ở người cao tuổi, chữa khô khớp gối, khô khớp có nguy hiểm không, bài tập cho người thoái hóa khớp gối
Sơ cứu và điều trị trật mắt cá chân – https://www.vinmec.com/vi/co-xuong-khop/suc-khoe-thuong-thuc/so-cuu-va-dieu-tri-trat-mat-ca-chan/
Trật khớp cổ chân nên làm gì? – https://www.vinmec.com/vi/co-xuong-khop/suc-khoe-thuong-thuc/trat-khop-co-chan-nen-lam-gi/