Glucosamine: Không chỉ hỗ trợ xương khớp mà còn bảo vệ tim

Từ trước đến nay, Glucosamine được biến đến với khả năng tăng cường hiệu quả điều trị bệnh xương khớp. Nhưng gần đây, các nghiên cứu khoa học tiến hành mở rộng quy mô thí nghiệm, nhằm kiểm chứng thêm nhiều công dụng khác. Và nổi bật nhất, việc bổ sung glucosamine được chứng minh có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch và những bệnh nghiêm trọng hơn như đột quỵ.

bổ sung glucosamine giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim

Tổng quan về Glucosamine

Glucosamine là một loại đường amin, được tổng hợp từ glucose và glutamine. Glucosamine là một nguồn tạo nên glucosamine-6-phosphate và n-acetylglucosamine. Từ đó, sử dụng trong quá trình tăng sinh tổng hợp proteoglycan và glycosaminoglycans. Hai hợp chất này đều là thành phần chính và quan trọng tham gia vào cấu tạo sụn khớp, dịch khớp. Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy việc thiếu proteoglycan hoặc glycosaminoglycans có thể dẫn đến thoái hóa sụn khớp, loại viêm khớp phổ biến nhất.

Các dạng glucosamine phổ biến nhất là:

  • Glucosamine sulfate
  • Glucosamine hydrochloride

Thực phẩm bổ sung glucosamine thường được làm từ các nguồn tự nhiên như vỏ tôm hùm, vỏ tôm, các loài động vật có vỏ khác hoặc được làm từ phòng thí nghiệm. Glucosamine được dùng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị, kiểm soát và cải thiện những bệnh lý về xương như:

Kết quả nghiên cứu về tác dụng của Glucosamine đối với bệnh tim mạch

Tổng quan nghiên cứu

Các nhà khoa học  thực hiện cuộc nghiên cứu đến từ Đại học Tulane ở Mỹ. Quá trình nguyên cứu được tài trợ bởi Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ và được xuất bản trên Tạp chí Y khoa nước Anh. Các nhà nghiên cứu đã phân tích chế độ ăn uống và lối sống của gần nửa triệu người trưởng thành trong độ tuổi 40 – 69 tại Anh, trong thời gian  kéo dài 7 năm.

Dữ liệu để phục vụ nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ nghiên cứu Biobank đang diễn ra tại Anh. Nghiên cứu thuần tập (Cohort study) – một dạng nghiên cứu y khoa nhằm điều tra nguyên nhân bệnh, tìm những yếu tố nguy cơ tác động đến sức khỏe – là cách tốt để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố khác nhau, trong trường hợp này là việc sử dụng glucosamine và bệnh tim mạch.

Nghiên cứu Biobank tại Anh đã thu hút 500.000 tình nguyện viên trưởng thành trên khắp đất nước. Và một lượng lớn dữ liệu bao gồm bảng trả lời về lối sống và chế độ ăn uống, kiểm tra thể lực và xét nghiệm DNA đã được thu thập.

Những tình nguyện viên được theo dõi thông qua tỷ lệ tử vong, hồ sơ bệnh án và bảng câu hỏi trong 7 năm. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu của 466.039 người không mắc bệnh tim mạch khi bắt đầu nghiên cứu và câu trả lời về việc sử dụng glucosamine của họ. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu để tìm hiểu xem liệu tác dụng của glucosamine tới người dùng ít hay nhiều có khả năng bị đau tim hoặc đột quỵ.

Dữ liệu để phục vụ nghiên cứu

Họ đã tính đến một loạt các yếu tố gây nhiễu tiềm ẩn, bao gồm:

  • Tuổi, giới tính và chủng tộc
  • Thu nhập hộ gia đình
  • Hút thuốc và uống rượu
  • Chỉ số BMI
  •  Mức độ hoạt động thể chất
  • Chế độ ăn uống
  • Bệnh tiểu đường, huyết áp cao và vẫn đang điều trị
  • Có uống vitamin, khoáng chất hoặc các thực phẩm bổ sung khác

Kết quả cho thấy gần 20% số người trong nghiên cứu (từ 40 – 69 tuổi) đã dùng glucosamine. Những người dùng thực phẩm bổ sung đa phần là phụ nữ, lớn tuổi, không hút thuốc, hoạt động thể chất nhiều hơn, ăn uống lành mạnh hơn và có dùng các chất bổ sung khác.

Kết quả nghiên cứu

Họ nhận thấy rằng những người thường xuyên dùng glucosamine, có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ giảm xuống khoảng hơn 15%. Việc bổ sung glucosamine có liên quan đến việc giảm nồng độ CRP – một protein có trong phản ứng viêm.

Qua 7 năm theo dõi, 10.204 người đã bị đau tim hoặc đột quỵ (chiếm 2,2% tổng số người tham gia). Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy:

  • 2,2% những người không sử dụng glucosamine bị bệnh tim hoặc đột quỵ
  • 2,0% những người đã sử dụng glucosamine bị đau tim hoặc đột quỵ
  • Sau khi tính  các yếu tố gây nhiễu, những người ít dùng glucosamine có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ khoảng hơn 15%
  • 0,7% những người không sử dụng glucosamine chết do đau tim hoặc đột quỵ
  • 0,5% những người đã sử dụng glucosamine chết do đau tim hoặc đột quỵ
  • Sau khi tính  các yếu tố gây nhiễu, những người dùng glucosamine giảm 22% nguy cơ tử vong do bệnh tim hoặc đột quỵ

Nghiên cứu có thực sự chính xác?

Một số người dùng glucosamine để chữa triệu chứng đau khớp, nhưng thuốc lại có thêm công dụng khác, là ngăn ngừa bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu cho biết kết quả này có thể là do cơ chế giảm viêm của glucosamine, một trong những yếu tố chính gây nên bệnh tim.

Mặt trái, đây chỉ là một nghiên cứu thống kê, có nghĩa là chúng ta không biết chắc chắn rằng glucosamine có phải là lý do khiến người dùng giảm khả năng bị bệnh tim hoặc đột quỵ. Có thể là vì những người được quan sát có sử dụng thực phẩm bổ sung và có lối sống lành mạnh hơn đa số mọi người.

Với kết quả chung là nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ giảm xuống khoảng hơn 15%, tức giảm xuống gần 1/5. Mặc dù con số này là chính xác (khả năng mắc bệnh tim mạch hoặc đột quỵ thường tương đối thấp hơn 22%), thể hiện sự khác biệt về nguy cơ tuyệt đối dưới 1%, từ 0,7% số người đến 0,5% số người tử vong, một con số không mấy ấn tượng.

Sau khi công bố kết quả, nghiên cứu này đã trở thành tin nóng, được đưa tin trên khắp các phương tiện truyền thông đại chúng tại Anh.

người dùng glucosamine để chữa triệu chứng đau khớp

Kết luận rút ra

Nghiên cứu này không thể chứng minh 100% rằng glucosamine là nguyên nhân của việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Vì nghiên cứu đã không tiến hành thu thập thông tin về việc mọi người đã dùng glucosamine trong bao lâu, liều lượng họ đang dùng hoặc tần suất sử dụng. Và liệu mọi người có tiếp tục dùng glucosamine sau khi bắt đầu nghiên cứu hay không.

Đồng thời, việc giảm từ 22% xuống còn hơn 15% là chưa đủ ấn tượng. Ví dụ, khi bạn ngừng hút thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ giảm nhiều hơn 15%. Vì hút thuốc lá làm tăng 24% nguy cơ mắc bệnh tim.

Cuối cùng, các chuyên gia khuyên rằng: Nếu bạn muốn giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ, tốt hơn hết là bạn nên kết hợp thêm lối sống lành mạnh hơn là chỉ chăm chú sử dụng thực phẩm bổ sung như glucosamine.

Liều dùng an toàn

Liều lượng glucosamine an toàn được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng là tối đa 1.500 mg mỗi ngày. Bạn có thể bổ sung glucosamine 1.500mg một lần trong ngày hoặc chia ra làm nhiều liều nhỏ hơn (ví dụ như 500mg) và dùng vào các thời điểm khác nhau trong ngày.

*Các thông tin cung cấp trong bài viết không thay thế việc chỉ định điều trị của bác sĩ.

Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh


Top tìm kiếm: glucosamine loại nào tốt, viêm khớp gối có nguy hiểm không, thoái hóa khớp nên ăn gì


Thuốc flexsa 1500

Supplement used for joint pain may reduce risk of heart disease

https://www.nhs.uk/news/food-and-diet/supplement-used-joint-pain-may-reduce-risk-heart-disease/ 

Common Diet Supplement May Help with Heart Health

https://www.healthline.com/health- news/common-supplement-may-help-with-heart-health 

Glucosamine supplements ‘may cut heart risk’

https://www.bbc.com/news/health-48256759 

Lợi ích mới khi bổ sung glucosamine: Không chỉ dưỡng khớp, mà còn khỏe tim

https://healthplus.vn/loi-ich-bo-sung-glucosamine-ngan-ngua-benh-tim-mach-d65580.html 

0/5 (0 Reviews)

Các bài liên quan

Giảm đau lưng hiệu quả với 9 thói quen đơn giản!

Giảm đau lưng hiệu quả với 9 thói quen đơn giản!

Tất cả các cách chữa đau lưng tại nhà đều có chung mục đích là giảm áp lực và căng thẳng lên cột sống, bảo vệ cột sống chắc khỏe. Việc thay đổi các thói quen hàng ngày sẽ giúp vùng lưng không bị đau nhức trong thời gian dài.  Đau lưng là tình trạng […]
Đau vai có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Đau vai có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Có nhiều nguyên nhân gây đau vai với các triệu chứng đặc trưng. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bạn có thể tự điều trị tại nhà hoặc cần điều trị y tế.  Đau vai là một tình trạng rất phổ mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Cơn đau cơ vai có […]
10 bài tập yoga cho người đau vai gáy bạn nên biết

10 bài tập yoga cho người đau vai gáy bạn nên biết

Các bài tập yoga chữa đau vai gáy có thể giúp người bệnh cải thiện tính linh hoạt và mang đến sự thoải mái khi hoạt động. Hiện nay, các cơn đau vai gáy dần xuất hiện nhiều hơn và trở nên phổ biến ở nhiều độ tuổi khác nhau. Mặc dù có nhiều phương […]
7 bài tập chữa vẹo cột sống hiệu quả

7 bài tập chữa vẹo cột sống hiệu quả

Trong số các phương pháp điều trị cong vẹo cột sống thì các bài tập giúp kéo dãn cơ là phổ biến nhất. Đối với người bình thường, việc uốn cong, xoay trái, phải hay quay trở lại vị trí ban đầu đều rất dễ dàng. Tuy nhiên, điều đó với người bệnh sẽ gặp […]
samsun bayan eskort - ankara bayan eskort - eskort amasya - istanbul eskort - eskort bayan izmir -

personel sağlık