Khớp gối là bộ phận quan trọng, giúp nâng đỡ sức nặng của cơ thể. Tình trạng bong gân đầu gối tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể gây ra biến chứng nếu không được chữa trị phù hợp và kịp lúc. Vì thế, cần nắm bắt các thông tin cần thiết để có thể xử lý hiện tượng bong gân hiệu quả.
Cấu tạo khớp gối rất phức tạp, là nơi gặp nhau của ba xương và được bảo vệ bởi 4 dây chằng chính. Các dây chằng hỗ trợ con người trong việc di chuyển trước-sau. Hai trong bốn dây chằng phụ trách cử động trước và sau. Hai dây chằng còn lại đóng vai trò điều khiển cử động sang hai bên.
Bong gân đầu gối là tình trạng dây chằng bị rách hoặc bị kéo căng quá mức giữa các mô giữ xương với nhau. Hiện tượng này làm tổn thương khớp gối nối xương đùi với xương ống chân. Không chỉ gây đau đớn, bong gân đầu gối thậm chí còn có thể dẫn đến viêm khớp.
Các dấu hiệu bong gân đầu gối có thể khác nhau, tùy thuộc vào nhóm dây chằng bị tổn thương. Một số triệu chứng thường gặp nhất bao gồm:
Bong gân đầu gối sẽ khiến người bị thương cảm thấy rất đau đớn với các vết bầm tím xung quanh vị trí này. Các vết bầm tím này có thể lan rộng ra theo thời gian. Bên cạnh đó, tình trạng này còn gây ra sự mất thăng bằng, do các dây chằng khớp gối bị tác động nên không thể hoạt động bình thường. Điều này khiến người bị chấn thương khó di chuyển và cảm thấy bị lệch một bên chân khi đứng.
Các hoạt động có thể gây tác động mạnh lên đầu gối khiến các cơ và dây chằng bị tổn thương hoặc lệch ra khỏi vị trí tự nhiên đều là nguyên nhân gây ra bong gân. Những người tham gia các môn thể thao sử dụng chân nhiều như chạy, bóng đá, bóng rổ thường dễ bị hiện tượng này. Ngoài ra, việc co duỗi chân quá mức hoặc bị chấn thương bởi ngoại lực lên vùng đầu gối cũng có thể gây ra chứng bong gân khớp gối.
Ngoài các yếu tố tác động bên ngoài, một số thói quen sinh hoạt kém lành mạnh cũng có thể là yếu tố dẫn đến nguy cơ bong gân đầu gối:
Sơ cứu
Điều trị
Khi đến điều trị tại các cơ sở y tế, người bị bong gân thường được kê thuốc giảm đau kết hợp chườm đá để giảm đi các triệu chứng đau và hạn chế chảy máu bên trong khớp xảy ra. Nẹp hoặc thun cố định cũng có thể được sử dụng để giúp phần cơ bị tổn thương ổn định và hỗ trợ phục hồi. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ cần đến phẫu thuật để nối lại phần dây chằng bị rách. Sau đó, người bị thương sẽ cần đến các bài tập vật lý trị liệu để hồi phục hoàn toàn.
Bong gân đầu gối được coi là tình trạng có thể phục hồi một cách dễ dàng. Người bị thương không còn cảm thấy đau và sưng ở vùng đầu gối, kèm theo vận động bình thường đã được xem là khỏi hoàn toàn. Với các trường hợp nhẹ, thời gian hồi phục chỉ từ hai đến bốn tuần. Các trường hợp nặng hơn có thể mất từ bốn đến sáu tháng để vết bong gân lành lại. Tuy nhiên, một số ca bong gân nghiêm trọng có thể không thể khôi phục hoàn toàn và dẫn đến chứng viêm khớp theo thời gian.
Khi bị bong gân đau đầu gối, người bị thương cần lưu ý những điều sau để việc phục hồi hiệu quả và nhanh chóng hơn:
Khi đã bị bong gân đầu gối, nguy cơ bị tái phát sẽ cao hơn bình thường. Vì thế, cần chú ý khởi động trước khi luyện tập thể dục, thể thao. Bên cạnh đó, việc lựa chọn giày dép phù hợp cũng góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ khớp gối, tránh mài mòn các mô sụn, khiến chúng dễ bị tổn thương.
*Các thông tin cung cấp trong bài viết không thay thế việc chỉ định điều trị của bác sĩ.
Top tìm kiếm: viêm đa khớp có nguy hiểm không, đau đầu gối ở người trẻ, viêm khớp gối có nguy hiểm không
Những điều bạn cần biết về chấn thương bong gân đầu gối – https://www.vinmec.com/vi/co-xuong-khop/suc-khoe-thuong-thuc/nhung-dieu-ban-can-biet-ve-chan-thuong-bong-gan-dau-goi/
Bong gân khớp gối và những hiểm họa khôn lường – https://phongkhamlavanluong.vn/bong-gan-khop-goi-va-nhung-hiem-hoa-khon-luong-13.html