Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không? Cách điều trị viêm khớp dạng thấp
September 10, 2020
628 lượt xem
Nội Dung Bài Viết
Viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh xảy ra ở các khớp dẫn đến tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng biến chứng như biến dạng khớp. Nếu bạn tiếp cận được phương pháp điều trị đúng đắn, các triệu chứng sẽ thuyên giảm và tình trạng bệnh sẽ được cải thiện tốt hơn.
Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không?
Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh phổ biến đối với mọi lứa tuổi chứ không riêng gì đối tượng người cao tuổi. Đây là một loại bệnh tự miễn vì cơ thể đã sinh ra những kháng thể chống lại dịch mô bên trong cơ thể mình. Vì thế, bệnh có thể sẽ phát triển rất nhanh nếu như không được phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời thì bệnh sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nặng nề như: khớp bị biến dạng, khả năng vận động giảm, nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng….
Vì viêm khớp dạng thấp là căn bệnh tự miễn nên hiện nay trên thế giới vẫn chưa có loại thuốc nào có thể điều trị triệt để căn bệnh này. Việc điều trị chỉ có thể giúp giảm đi các triệu chứng đau nhức khó chịu ở bệnh nhân.
Qua nhiều năm nghiên cứu, trên thực tế, điều trị viêm khớp dạng thấp tận gốc là điều bất khả thi. Những phương pháp hiện tại chủ yếu tập trung vào việc:
Giảm viêm ở các khớp bị tổn thương
Thuyên giảm tình trạng đau nhức
Giảm tỷ lệ rủi ro suy giảm khả năng vận động và biến dạng khớp
Ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình tổn thương khớp
Các biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp
Dùng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp
Việc sử dụng các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp sẽ được bác sĩ khuyên dùng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và thời gian bạn bị viêm khớp dạng thấp.
NSAIDs. Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có tác dụng giảm đau và giảm viêm. NSAIDs không kê đơn có thể kể đến: ibuprofen và naproxen natri. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như: kéo dài thời gian chảy máu, tăng nguy cơ xuất huyết, kích ứng dạ dày, các vấn đề về tim và tổn thương thận
Steroid. Các loại thuốc Corticosteroid, chẳng hạn như prednison, có khả năng giảm viêm và đau và làm chậm quá trình tổn thương khớp. Tác dụng phụ của loại thuốc này có thể bao gồm loãng xương, tăng cân và tiểu đường. Bác sĩ thường kê corticosteroid để làm giảm các triệu chứng cấp tính, với mục tiêu giảm dần liều lượng thuốc.
DMARDs (hay còn gọi là Thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh). Những loại thuốc này có thể làm chậm sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp và cứu các khớp và các mô khác khỏi tổn thương vĩnh viễn. DMARD thông thường bao gồm methotrexate, leflunomide, hydroxychloroquine và sulfasalazine. Tác dụng phụ của những loại thuốc kể trên là khác nhau nhưng có thể bao gồm tổn thương gan, ức chế tủy
Thuốc sinh học. Loại thuốc này còn gọi là công cụ sửa đổi phản ứng sinh học, lớp DMARD mới hơn này bao gồm: Anti TNF, Anti-IL6, thuốc ức chế tế bào B, hoặc thuốc ức chế tế bào T. Tùy từng trường hợp bệnh khác nhau sẽ có cách đáp ứng điều trị khác nhau. Thuốc nhóm này thường đem lại hiệu quả cho các trường hợp không đáp ứng với các loại thuốc khác, nghiên cứu cho thấy chúng đạt được nhiều thành công trong ca bệnh khó, cải thiện tình trạng bệnh tật của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu có thể hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp, đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi sau điều trị. Chúng có thể bao gồm:
Trị liệu giảm đau bằng thủy lực
Chiếu đèn nhiệt 250W làm ấm khớp
Ngâm nước nóng
Phẫu thuật
Nếu thuốc không phát huy tác dụng ngăn ngừa hoặc làm chậm tổn thương khớp, bác sĩ có thể xem xét phẫu thuật để sửa chữa các khớp bị hư hỏng. Phẫu thuật có thể giúp khôi phục khả năng sử dụng khớp đồng thời làm giảm đau và cải thiện chức năng.
Các quy trình phẫu thuật viêm khớp dạng thấp có thể bao gồm:
Phẫu thuật chỉnh trục. Phẫu thuật chỉnh trục có thể được khuyến nghị nhằm ổn định hoặc điều chỉnh khớp và để giảm đau khi phẫu thuật thay khớp không phải là một lựa chọn thích hợp.
Phẫu thuật thay thế một phần hoặc toàn bộ khớp. Trong quy trình phẫu thuật thay khớp, bác sĩ sẽ loại bỏ các bộ phận bị tổn thương của khớp và thay thế chúng bằng bộ phận giả được làm từ bằng kim loại và nhựa.
Phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật để loại bỏ lớp màng bị viêm của khớp có thể được thực hiện trên đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay và hông.
Phẫu thuật sửa chữa gân. Viêm khớp dạng thấp có thể làm cho phần gân xung quanh khớp của bạn bị lỏng hoặc vỡ. Bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật để sửa chữa các đường gân xung quanh khớp của bạn.
Cách chữa viêm khớp dạng thấp tại nhà
Tuy bệnh viêm khớp dạng thấp không thể chữa trị triệt để nhưng bạn nên duy trì các cách chữa viêm khớp dạng thấp tại nhà để làm dịu các triệu chứng do bệnh gây ra:
Hãy luôn sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có thắc mắc
Duy trì cân nặng khỏe mạnh, cố gắng giảm cân nếu bạn đang bị thừa cân
Tập thể dục và rèn luyện thể chất thường xuyên. Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ để tìm ra những bài tập và cường độ tập luyện phù hợp.
Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng
Lập tức đến bệnh viện nếu triệu chứng sốt cao xảy ra cùng lúc với tình trạng khớp sưng đỏ, nóng rát
Không uống bia rượu hoặc bất kỳ thức uống chứa cồn nào khác trong quá trình điều trị
Ngày nay do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh và lịch sinh hoạt bất thường, rất nhiều bạn trẻ đã mắc phải chứng thống phong hay còn gọi là bệnh gout. Căn bệnh này xuất hiện do sự tích tụ hàm lượng axit uric khá cao trong cơ thể. Bệnh thường ảnh hưởng đến […]
Sụn khớp (hay gọi tắt là sụn) là mô liên kết trong suốt vừa cứng vừa mềm có độ đàn hồi, được tìm thấy nhiều nơi trên cơ thể. Tuy nhiên, sụn khớp rất dễ tổn thương do nhiều nguyên nhân gây ra. Để hiểu rõ hơn tổn thương sụn khớp có những triệu chứng […]
Gout là một căn bệnh liên quan đến vấn đề viêm khớp. Mắc phải chứng bệnh này sẽ khiến cơ thể người bệnh cảm thấy đau và khó chịu do sự sưng viêm ở khớp. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể được điều trị nhờ vào chế độ ăn uống hằng ngày. Nhiều nghiên […]
Khô khớp gối là tình trạng các khớp phát ra tiếng lạo xạo, lục cục khi vận động, làm ảnh hưởng đến quá trình đi lại, đau nhức dữ dội khi đứng lên ngồi xuống. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, cuộc sống và công việc của bạn. Vậy nguyên nhân nào […]
Lupus ban đỏ thuộc dạng bệnh tự miễn mạn tính. Nếu không chú ý kiểm soát các triệu chứng, bạn có thể gặp phải các biến chứng liên quan, chẳng hạn như loãng xương, tổn thương thận, đau tim. Bài viết sau sẽ cung cấp các thông tin cần thiết xoay quanh bệnh lupus ban […]