Trật khớp gối là hiện tượng chấn thương thường gây ra bởi tai nạn giao thông hoặc té ngã. Không chỉ khiến người bị thương đau đớn, tình trạng này còn dẫn đến hạn chế vận động, có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe khớp gối về sau.
Khớp gối có cấu tạo phức tạp, nằm giữa xương đùi và xương cẳng chân. Đầu gối là nơi tiếp xúc của 3 loại xương khác nhau, bao gồm: xương đùi, xương bánh chè, xương chày. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi có nhiều dây chằng và gân để bảo vệ, giúp khớp gối có thể cử động linh hoạt.
Trật khớp gối xảy ra khi các xương ở đầu gối bị chệch ra khỏi vị trí bình thường. Hiện tượng này xảy ra do các chấn động mạnh khi va đập như tai nạn giao thông, té ngã cầu thang hoặc vận động cường độ cao. Đây là trường hợp khẩn cấp do gây đau đớn dữ dội và có nguy cơ tổn hại đến các động mạch ở đùi. Ngoài ra, một số ít người bẩm sinh đã bị trật khớp gối và cần được điều trị sớm để có thể vận động bình thường.
Dấu hiệu trật khớp gối rất dễ nhận biết. Khi đầu gối bị trật khớp thường sẽ tạo ra âm thanh lớn và các triệu chứng kéo theo sau đó bao gồm:
Ngoại trừ trường hợp trật khớp bẩm sinh, hầu hết các trường hợp bị trật khớp gây đau đầu gối đều do các chấn thương do ngoại lực lớn tác động lên vùng này, bao gồm:
Khi nhận thấy dấu hiệu trật khớp đầu gối, người bị thương cần phải:
Một số trường hợp trật khớp nhẹ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, đối với các tổn thương dây thần kinh, mạch máu mà trật khớp gối gây ra, người bị thương cần sự can thiệp của phương pháp phẫu thuật điều trị và khôi phục lại chức năng của khớp đầu gối.
Khi được đưa đến các trung tâm y tế, bệnh viện, người bị trật khớp đầu gối sẽ được các bác sĩ nắn xương trở về vị trí cũ. Sau đó, việc chụp X-quang sẽ được tiến hành để kiểm tra vị trí các xương và rà soát các tổn thương khác, nếu có. Thuốc giảm đau và kháng viêm cũng sẽ được kê toa để giảm cảm giác đau đớn cho người bị thương. Nếu các tổn thương không nghiêm trọng, người bệnh có thể về nhà sau khi được cố định xương bằng nẹp. Bác sĩ có thể yêu cầu thêm các buổi tập vật lý trị liệu để đảm bảo sự hồi phục chức năng của đầu gối. Phương pháp phẫu thuật chỉ được chỉ định trong trường hợp có gãy xương hoặc các tổn thương khác như rách, đau dây chằng hoặc bệnh nhân đã từng bị trật khớp gối trong quá khứ.
Trước khi vận động hoặc luyện tập thể thao, bạn cần chú ý thực hiện các động tác khởi động thật kỹ và đều đặn. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được các chấn thương ngoài ý muốn và giảm nguy cơ trật khớp gối trong quá trình hoạt động thể chất. Bạn có thể tham khảo các bài tập khởi động bên dưới để giúp việc luyện tập trở nên hiệu quả hơn:
+ Cơ bụng: gập bụng, plank
+ Hông/ đùi: squat, lunge, deadlift, cuộn chân, động tác cây cầu
Lưu ý khi thực hiện các bài tập khởi động:
*Các thông tin cung cấp trong bài viết không thay thế việc chỉ định điều trị của bác sĩ.
Top tìm kiếm: trật khớp cổ tay, Viêm khớp gối có nguy hiểm không, thuốc trị đau khớp gối, bong gân đầu gối
Dislocated Knee: What You Need to Know
https://www.healthline.com/health/dislocated-knee
Knee Dislocation
https://www.webmd.com/pain-management/knee-pain/knee-dislocation#1