Gout là một căn bệnh liên quan đến vấn đề viêm khớp. Mắc phải chứng bệnh này sẽ khiến cơ thể người bệnh cảm thấy đau và khó chịu do sự sưng viêm ở khớp. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể được điều trị nhờ vào chế độ ăn uống hằng ngày. Nhiều nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, việc tận dụng thực phẩm để chữa gout là một điều khả quan.
Nếu muốn hiểu hơn về thực đơn cho người bệnh gout, hãy tham khảo bài viết dưới đây để có được thông tin chi tiết bạn nhé!
Để chẩn đoán bệnh gout, thông thường bác sĩ sẽ căn cứ vào chỉ số axit uric. Đây là hàm lượng chất thải tự nhiên từ quá trình tiêu hóa các loại thực phẩm có chứa purin – hợp chất được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như: Thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, rượu, bia,…
Trong tự nhiên, cơ thể con người sẽ đào thải axit uric qua thận và nước tiểu. Tuy nhiên, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purin thì cơ thể không thể kịp thời đào thải chúng, lượng axit uric có thể tích tụ ở máu và gây ra bệnh.
Vậy nên, có thể thấy được yếu tố thực phẩm ăn uống mỗi ngày của chúng ta ảnh hưởng khá nhiều đến tình trạng bệnh gout. Người bệnh cần phải có được một chế độ ăn thật hợp lý, liệt kê ra những thực phẩm có thể ăn và cần kiêng gì để điều trị bệnh hiệu quả.
Một chế độ ăn uống thân thiện với người bệnh gút là nên chọn lọc ăn những thực phẩm có chứa ít hợp chất purin. Thực phẩm được coi là ít purin khi chúng chứa ít hơn 100 mg purin trong 100gram thức ăn. Bạn có thể tham khảo một số thực phẩm an toàn đối với người bị bệnh gút dưới đây để thiết lập cho mình một thực đơn phù hợp.
Nếu những loại thực phẩm chứa ít purine được xem là đáp án tốt nhất cho câu hỏi bệnh gút nên ăn gì thì ngược lại, những thực phẩm có chứa hơn 200 mg purin trên mỗi 100 gram là món người bệnh không nên dùng. Dưới đây là một số loại thực phẩm điển hình có hàm lượng purin cao và thực phẩm giàu fructose mà người bệnh gout nên tránh:
Ngoài ra, người bệnh gút còn nên tránh các loại carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy. Mặc dù chúng không chứa nhiều purin hoặc fructose, nhưng chúng lại chứa ít chất dinh dưỡng và có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể của bạn.
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Thứ bảy
Chủ nhật
Cân nặng đối với người bệnh gout cũng là một yếu tố cần lưu ý. Nếu tăng cân quá mức sẽ làm cho tình trạng bệnh diễn biến xấu hơn. Nguyên nhân là bởi vì khi trọng lượng cơ thể bị dư thừa sẽ dễ dẫn đến tình trạng kháng insulin (rối loạn lâm sàng) dẫn không dung nạp glucose, béo phì, rối loạn lipid máu và tăng huyết áp. Lúc này, cơ thể không thể sử dụng insulin đúng cách để loại bỏ đường khỏi máu. Kháng insulin cũng thúc đẩy nồng độ axit uric tăng cao.
Tập thể dục thường xuyên là một cách khác để ngăn ngừa bệnh gút. Vận động cơ thể thường xuyên không chỉ có thể giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý mà còn có thể giữ cho hàm lượng axit uric ở mức thấp.
Một nghiên cứu ở 228 người đàn ông phát hiện ra rằng những người chạy hơn 5 dặm (8km) mỗi ngày thì có khả năng mắc bệnh gút thấp hơn 50% người người không chịu vận động..
Chỉ với 2 lít nước mỗi ngày có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gút đáng kể. Nguyên nhân là bởi vì uống đủ nước sẽ giúp các hoạt động thanh lọc trong cơ thể diễn ra nhanh hơn, từ đó lượng axit uric dư thừa trong máu cũng được thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Nếu bạn tập thể dục nhiều, thì việc cung cấp đủ nước cho cơ thể thậm chí còn quan trọng hơn vì bạn có thể mất nhiều nước qua mồ hôi
Theo các nghiên cứu y khoa đã chứng minh rằng rượu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh gút. Bởi vì cơ thể chúng ta luôn ưu tiên loại bỏ nồng độ cồn ra ngoài, nếu sử dụng rượu bia lâu ngày sẽ làm tích tụ lượng axit uric trong máu.
Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều thuốc uống có cồn còn làm ảnh hưởng đến các hoạt động của gan và thân. Chính vì thế, nếu bạn là một người có thói quen sử dụng bia rượu mỗi khi tiệc tùng thì hãy hạn chế để bảo vệ sức khỏe của mình nhé!
Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu hơn về chế độ ăn cho người bệnh gout nên ăn gì và không ăn gì. Sức khỏe của chúng ta là một điều quý giá, hãy thật sống lành mạnh và cân bằng để tận hưởng cuộc sống mỗi ngày bạn nhé!
Top từ khóa tìm kiếm: bệnh viêm đa khớp, Tổn thương sụn khớp
Best Diet for Gout: What to Eat, What to Avoid
https://www.healthline.com/nutrition/best-diet-for-gout
Ngày truy cập 20/11/2020
Nutrition and healthy eating
Ngày truy cập 20/11/2020
Gout Diet: Foods to Eat and Those to Avoid
https://www.webmd.com/arthritis/gout-diet-curb-flares
Ngày truy cập 20/11/2020
What to eat and what to avoid with gout
https://www.medicalnewstoday.com/articles/315732
Ngày truy cập 20/11/2020