Có nhiều nguyên nhân gây đau vai với các triệu chứng đặc trưng. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bạn có thể tự điều trị tại nhà hoặc cần điều trị y tế.
Đau vai là một tình trạng rất phổ mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Cơn đau cơ vai có thể đau liên tục hoặc chỉ đau khi bạn chuyển động tay. Vậy đau vai có nguy hiểm không? Vì sao bạn bị đau cơ vai và các cách phòng ngừa là gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
Có nhiều nguyên nhân gây đau vai với những triệu chứng đặc trưng. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bạn có thể gặp phải các biểu hiện như:
Hầu hết các vấn đề gây đau vai thường thuộc bốn nhóm chính:
Các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn gây đau nhức vai gáy gồm khối u, nhiễm trùng và các vấn đề liên quan đến thần kinh.
Bao hoạt dịch là những túi nhỏ chứa đầy dịch nằm ở khớp khắp cơ thể, bao gồm cả vai. Chúng hoạt động như đệm giữa xương và mô mềm, đồng thời giúp giảm ma sát giữa cơ và xương.
Đôi khi, việc vận động vai quá nhiều dẫn đến viêm và sưng bao hoạt dịch giữa các cơ gân chóp xoay vai (rotator cuff) và một phần xương bả vai (mỏm cùng vai).
Viêm bao hoạt dịch thường xảy ra cùng với viêm gân cơ chóp xoay vai. Nhiều mô ở vai có thể bị viêm khiến bạn đau nhức vai trái hoặc vai phải và không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Gân là một sợi dây liên kết cơ với xương. Viêm gân thường được chia thành hai loại:
Các loại gân thường bị ảnh hưởng nhất ở vai là 4 gân cơ chóp xoay vai và một trong các gân ở bắp tay.
Đau nhức vai gáy có thể do tình trạng rách gân bởi chấn thương hoặc những thay đổi thoái hóa khi lớn tuổi. Những vết rách này có thể là một phần hoặc hoàn toàn. Trong hầu hết trường hợp rách hoàn toàn, gân bị kéo ra khỏi xương.
Hội chứng chạm mỏm cùng vai xảy ra khi phần trên cùng của xương bả vai (mỏm cùng vai) chèn ép lên các mô mềm bên dưới khi nâng tay lên. Tình trạng này có thể gây ra viêm bao hoạt dịch và viêm gân, dẫn đến đau nhức vai phải hoặc trái và hạn chế vận động.
Khớp vai không ổn định xảy ra khi đầu của xương cánh tay trên bị trật ra khỏi ổ khớp vai. Điều này có thể do chấn thương đột ngột hoặc do vận động quá mức.
Khi dây chằng, gân và cơ xung quanh vai bị lỏng hoặc rách, tình trạng trật khớp có thể xảy ra nhiều lần. Việc lặp đi lặp lại như vậy có thể gây đau cổ vai gáy và khó di chuyển cánh tay. Khi trật khớp xương xảy ra nhiều lần có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp.
Đau nhức vai gáy cũng có thể do viêm khớp gây ra. Viêm khớp có nhiều loại, trong đó phổ biến nhất ở vai là thoái hóa khớp (viêm xương khớp). Các triệu chứng đặc trưng khi đau cơ vai do viêm khớp gồm đau, sưng và cứng khớp, thường bắt đầu ở tuổi trung niên. Viêm xương khớp phát triển chậm và cơn đau sẽ ngày càng trầm trọng hơn.
Các loại viêm khớp khác có thể liên quan đến rách cơ gân chóp xoay vai, nhiễm trùng hoặc viêm niêm mạc khớp.
Thông thường, mọi người sẽ tránh cử động vai để giảm bớt cơn đau do viêm khớp. Điều này đôi khi có thể dẫn đến siết chặt hoặc cứng các phần mô mềm của khớp, khiến người bệnh hạn chế cử động.
Đau vai do gãy xương thường liên quan đến xương đòn, xương đùi và xương bả vai. Ở những người lớn tuổi, gãy xương vai thường là do té ngã. Ở những bệnh nhân trẻ hơn, gãy xương thường do chấn thương bởi tác động mạnh, như tai nạn xe hoặc chấn thương thể thao.
Gãy xương thường gây đau nhức dữ dội ở vai phải hoặc vai trái, sưng và bầm tím ở vai.
Nếu bạn không bị chấn thương nghiêm trọng và đau nhức vai gáy đột ngột hoặc liên tục thì có thể tự điều trị đau vai tại nhà.
Nếu sau 2 tuần tự điều trị mà cơn đau không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ. Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu có các triệu chứng sau:
Đây có thể là dấu hiệu của đau đa cơ thấp khớp, cần điều trị kịp thời.
Điều trị đau nhức cơ vai thường bao gồm nghỉ ngơi, thay đổi các hoạt động hàng ngày và vật lý trị liệu để giúp cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt của vai. Các giải pháp thông thường như tránh vận động quá sức có thể giúp ngăn ngừa đau vai.
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm viêm và đau. Nếu thuốc được kê đơn để giảm đau, bạn chỉ nên dùng thuốc theo chỉ dẫn. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên tiêm thuốc tê hoặc steroid để giảm đau.
Phẫu thuật có thể được thực hiện để giải quyết một số vấn đề về vai. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân đau vai gáy sẽ đáp ứng với các phương pháp điều trị đơn giản như thay đổi sinh hoạt, nghỉ ngơi, tập thể dục và dùng thuốc.
Một số tình trạng ở vai, chẳng hạn như trật khớp tái phát và rách cơ gân chóp xoay, có thể không có hiệu quả khi tập thể dục. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật từ ban đầu.
Phẫu thuật có thể bao gồm nội soi khớp hoặc phẫu thuật mở truyền thống. Cách phòng ngừa đau vai
Một số cách có thể giúp bạn phòng ngừa đau vai như:
Nếu bạn cảm thấy đau cổ vai gáy trong một số hoạt động nhất định, chẳng hạn như ném bóng hoặc bơi lội, hãy dừng hoạt động đó trong một khoảng thời gian và tìm một bài tập khác thay thế, chẳng hạn như đạp xe.
Nếu bạn cảm thấy đau nhức vai phải, đừng ngủ nghiêng về bên phải. Thay vào đó, hãy ngủ nghiêng về bên trái hoặc nằm ngửa.
Việc tập luyện có thể tăng cường sức mạnh của cơ vai, giúp nó luôn ổn định và ngăn ngừa các chấn thương nghiêm trọng.
Nguồn tham khảo:
Shoulder Pain and Common Shoulder Problems.
https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases–conditions/shoulder-pain-and-common-shoulder-problem s. Ngày truy cập 12/1/2021.
6 Tips to Prevent Shoulder Pain.
https://www.sports-health.com/blog/6-tips-prevent-shoulder-pain. Ngày truy cập 12/1/2021.
Shoulder pain. https://www.versusarthritis.org/about-arthritis/conditions/shoulder-pain/.Ngày truy cập 12/1/2021.
Understanding Shoulder Pain. https://www.msk.org.au/shoulder-pain/. Ngày truy cập 12/1/2021.