Glucosamine Sulfate là thành phần được sử dụng phổ biến trong các loại viên uống hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, đây là hoạt chất cần được sử dụng với liều lượng và cách thức nhất định để có hiệu quả tốt nhất.
Vì thế, Hiệp hội châu Âu về các khía cạnh lâm sàng và kinh tế của loãng xương và thoái hoá khớp đã đưa ra khuyến cáo vào năm 2019 về việc sử dụng Glucosamine Sulfate dạng tinh thể. Bạn có thể tìm hiểu thêm về nội dung khuyến cáo này qua bài viết sau.
Glucosamine sulfate là một hợp chất hoá học tự nhiên được tìm thấy trong cơ thể con người, đặc biệt là trong chất lỏng và các mô của đệm khớp hay còn gọi là sụn. Glucosamine sulfate còn được tìm thấy trong tự nhiên ở lớp vỏ cứng của các động vật biển như: sò, hến, cua, tôm. Các viên uống bổ sung thành phần này thường được chiết xuất từ các nguồn trên hoặc tổng hợp từ các hợp chất khác trong phòng thí nghiệm.
Có 3 dạng glucosamine, bao gồm: glucosamine sulfate, glucosamine hydrochloride và N-acetyl glucosamine. Tuy có cấu trúc gần giống nhau, các hợp chất này lại có công dụng khác nhau khi sử dụng ở dạng viên uống bổ sung.
Qua các nghiên cứu khoa học, tác dụng của glucosamine sulfate là một chất giúp giảm đau ở những người bị viêm khớp, thoái hóa khớp và các bệnh liên quan đến xương khớp khác. Việc bổ sung glucosamine có thể giúp giảm cơn đau từ các bệnh lý viêm khớp ở mức độ từ trung bình đến nặng. Viên uống bổ sung hoạt chất này có tác dụng làm giảm đau hiệu quả nhưng phải mất khoảng thời gian từ 4-8 tuần để phát huy tốt công dụng của mình.
Một số nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng glucosamine sulfate có thể hỗ trợ chữa các bệnh như:
Các kết quả từ những công trình nghiên cứu y khoa cũng cho thấy rằng Glucosamine sulfate cho thấy hiệu quả giảm đau và cải thiện chức năng vật lí. Các dạng glucosamine khác không cho thấy được hiệu quả trên. Glucosamine sulfate có hiệu quả ở mức độ từ thấp tới trung bình.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dạng bổ sung glucosamine được bào chế với hàm lượng khác nhau:
Bệnh nhân cần sử dụng theo liệu trình 2-3 tháng và điều trị nhắc lại mỗi 6 tháng. Trong trường hợp không nhận thấy sự cải thiện các triệu chứng bệnh sau liệu trình, người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa.
Glucosamine Sulfate tuy là thành phần có lợi cho việc điều trị viêm khớp, nhưng vẫn mang một số tác dụng phụ không mong muốn với người sử dụng. Vì thế, trước khi sử dụng viên uống bổ sung hợp chất này, người dùng cần lưu ý:
Đối việc sử dụng Glucosamine Sulfate để hỗ trợ điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp, ESCEO (European Society for Clinical and Economic Aspects of Osteoporosis and Osteoarthritis) – Hiệp hội châu Âu về các khía cạnh lâm sàng và kinh tế của loãng xương và thoái hóa khớp đã đưa ra khuyến cáo vào năm 2019:
Hiệp hội châu Âu về các khía cạnh lâm sàng và kinh tế của loãng xương và thoái hoá khớp đã đưa ra khuyến cáo mới nhất đó là sử dụng liệu pháp thay thế thuốc giảm đau bằng thuốc có tác dụng lâu dài, điều trị triệu chứng mạn tính của thoái hóa khớp (SYDADOA).
Để việc sử dụng glucosamine sulfate được hiệu quả, người bị bệnh khớp cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khớp, nhất là những bệnh nhân có kèm các bệnh lý khác để tránh các biến chứng. Với liệu pháp SYSADOA, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn thuốc glucosamine sulfate kê đơn, thuốc chondroitin sulfate kê đơn và các loại SYSADOA khác tuỳ theo thể trạng của bệnh nhân.
*Các thông tin cung cấp trong bài viết không thay thế việc chỉ định điều trị của bác sĩ.
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
Top tìm kiếm: trị thoái hóa khớp gối, thoái hóa khớp gối nên ăn gì, cách dùng glucosamine, bệnh khô khớp, có nên uống glucosamine mỗi ngày
Glucosamine sulfate
https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-807/glucosamine-sulfate
Hiệu quả của Glucosamine trong điều trị đau xương khớp
http://benhvientinh.quangtri.gov.vn/vi/news/thong-tin-duoc/hieu-qua-cua-glucosamin-trong-dieu-tri-dau-xuong-khop-497.html
Crystalline glucosamine sulfate in the management of knee pain
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3400104/
Điểm tin nghiên cứu (JAMA): Kiểm soát viêm dài hạn trong thoái hóa khớp gối (Dario Gregori và cộng sự)
http://canhgiacduoc.org.vn/CanhGiacDuoc/DiemTin/1259/%C4%90i%E1%BB%83m-tin-nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u-JAMA-Ki%E1%BB%83m-so%C3%A1t-vi%C3%AAm-d%C3%A0i-h%E1%BA%A1n-trong-tho%C3%A1i-h%C3%B3a-kh%E1%BB%9Bp-g%E1%BB%91i-Dario-Gregori-v%C3%A0-c%E1%BB%99ng-s%E1%BB%B1.htm