Người bị thoái hóa khớp gối cần một chế độ ăn uống khoa học, lối sống hợp lý kết hợp tập luyện những thể thao nhẹ nhàng tốt cho sức khỏe để điều trị bệnh thoái hóa khớp gối một cách hiệu quả. May mắn thay, đi bộ hoặc tập các bài yoga nhẹ nhàng đã được chứng minh là cải thiện các triệu chứng bệnh.
Bài viết sau sẽ nói về việc người bị thoái hoá khớp gối có nên đi bộ không? Những lưu ý khi đi bộ cũng như các bài tập yoga cho người bị thoái hóa khớp gối.
Đối với các bệnh nhân bị bệnh thoái hóa khớp gối, thể dục thể thao mang lại hiệu quả bất ngờ. Tuy nhiên, không phải mọi môn thể thao đều sẽ phù hợp với người bệnh. Những người bị thóa hóa khớp nên cẩn thận khi lựa chọn những bài tập thể dục để hỗ trợ quy trình điều trị bệnh. Để tránh tổn thương phần sụn khớp, người bị bệnh cần phải đi lại nhẹ nhàng, không di chuyển quá nhanh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
“Đi bộ sẽ khiến cho bệnh thoái hóa khớp gối chuyển biến phức tạp và nguy hiểm hơn” là một quan điểm trái với khoa học. Bởi vì việc lười vận động thể dục thể thao sẽ khiến cho khớp gối kém linh hoạt, tăng nguy cơ bị cứng khớp, biến dạng khớp, co cứng sụn và dây chằng. Do đó, việc đi bộ nhẹ nhàng là một giải pháp hoàn hảo giúp hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp gối. Phương pháp đi bộ sẽ mang đến những tác dụng tuyệt vời như sau.
Đối với những trường hợp bị thoái hóa khớp gối nặng, bạn nên hạn chế đi lại hoặc nên chuyển sang các môn thể thao như đạp xe, tập thể dục dưỡng sinh. Đặc biệt, bạn nên chú ý tránh những động tác mạnh như xoay gối, cúi gập người, bẻ lưng, thậm chí chạy nhảy tại chỗ, vì những động tác này sẽ gây hại cho khớp gối. Bởi vì khi bạn đi đứng, vận động mạnh, chúng sẽ tạo một sức đè lên các mặt sụn khớp đã bị thoái hóa.
Lớp sụn đó có tác dụng hấp thụ lực đè ép, nhưng vì bệnh thoái hóa khớp tác dụng này đã giảm đi hoặc không còn nên sẽ tạo những sang chấn trên hai đầu xương, gây ra hiện tượng thoái hóa khớp. Từ đó tạo nên cơn đau khớp khi bạn đứng hay đi lại. Riêng trong trường hợp này, chuyên gia khuyến cáo bạn phải hạn chế đi lại. Việc đi lại nhiều sẽ càng làm tình trạng khớp tệ hơn.
Bạn cần phải thực hiện quá trình khởi động trước khi đi bộ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Những động tác khởi động sẽ nhanh chóng giúp cho cơ, khớp nóng lên. Bạn có thể thực hiện các động tác gập, duỗi, căng cơ trong khoảng từ 5 – 10 phút.
Khi đi bộ, bạn nên bước những bước đi vừa phải, không đi quá chậm cũng như không bước quá nhanh và quá dài. Để tránh toàn bộ trọng lượng của cơ thể bị dồn xuống 2 khớp gối, gây ra áp lực, chèn ép lên khớp gối, khiến cho bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn, bệnh nhân nên giữ khoảng cách đi bộ khoảng 1 hoặc 2 bước tùy thuộc vào chiều cao.
Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân không được đi quãng đường quá dài với thời gian đi lại không quá 30 phút. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và điều kiện thời gian của bản thân, bạn có thể sắp xếp thời gian đi bộ phù hợp. Thay vì đi bộ một mạch liên tục, bạn có thể chia nhỏ thời gian đi bộ trong khoảng 15 – 20 phút vào buổi sáng và buổi tối.
Bên cạnh phương pháp đi bộ, bệnh nhân có thể áp dụng các bài tập yoga cho người bị thoái hóa khớp gối tại nhà nếu bị đau nhức đầu gối nặng.
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
Mặc dù đau khớp là một tình trạng chưa thể điều trị triệt để. Nhưng may mắn thay, cơn đau khớp có thể được kiểm soát bằng các loại thuốc giảm đau khớp. Chúng hứa hẹn sẽ làm giảm các triệu chứng gây ra do bệnh đau khớp và mang lại cho bạn một cuộc sống bình thường. Mỗi loại thuốc sẽ mang lại hiệu quả khác nhau, để đạt được kết quả mong muốn, bạn nên tìm hiểu về chúng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
https://ihs.org.vn/thoai-hoa-khop-goi-co-nen-di-bo-khong-12765.html
4 Yoga Poses to Help with Osteoarthritis (OA) Symptoms
https://www.healthline.com/health/best-yoga-poses-osteoarthritis#staff-pose
Start Your Own Walking Program for OA
https://www.webmd.com/osteoarthritis/oa-start-walking-program