Ở người, khớp gối là khớp bản lề gánh tải toàn bộ trọng lượng cơ thể. Vì điều này nên khớp gối rất dễ bị tổn thương và một trong những chấn thương thường gặp phải nhất là rách sụn chêm.
Tình trạng này không những khiến người bệnh đau đớn vật vã, giảm khả năng vận động mà còn để lại nhiều biến chứng xấu nếu không có biện pháp chữa trị thích hợp. Việc hiểu rõ ngọn nguồn của bệnh sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa hiệu quả.
Sụn chêm được ví như miếng đệm đàn hồi nằm giữa xương đùi và xương chày giữ vai trò bảo vệ, tạo độ vững chắc và giúp khớp gối chuyển động nhịp nhàng. Theo giải phẫu học, có hai loại sụn chêm chính là sụn chêm trong (hình chữ C) và sụn chêm ngoài (hình chữ O).
Như đã đề cập, rách sụn chêm hay rách sụn đầu gối là chấn thương phổ biến xảy ra bởi nhiều nguyên do khác nhau, nhưng phần lớn liên quan đến các va chạm trong sinh hoạt hoặc lao động. Một phần sụn bị rách có thể kẹt vào khe khớp gối rồi dẫn đến thoái hóa khớp.
Rách sụn có nhiều kiểu khác nhau và được đánh giá dựa trên hình thái và vị trí của tổn thương. Theo đó, rách sụn ngang chiếm tỷ lệ cao trong số ca lâm sàng.
Một khi bị rách sụn chêm, người bệnh có thể nghe rõ tiếng “nổ” (hoặc tiếng kêu âm thanh lạ). Tùy mỗi cá nhân mà sau đó bạn có thể gặp thêm một vài biểu hiện như:
Cần liên hệ với bác sĩ để kiểm tra nếu thấy có bất kỳ triệu chứng nào như trên, đặc biệt là ngay khi vừa gặp chấn thương. Trường hợp đầu gối gần như bất hoạt hoặc không thể gập gối sau khi duỗi thẳng, người bệnh nên lập tức đến bệnh viện ngay.
Câu trả lời còn phụ thuộc vào việc người bệnh có phát hiện và chữa trị kịp thời hay không. Bởi nếu để lâu, tình trạng rách sụn chêm sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm sau:
Ở người trẻ, rách sụn chêm thường xảy ra do chấn thương (tai nạn giao thông) hoặc thực hiện động tác xoay gối đột ngột khi đang di chuyển (gặp rất nhiều khi tham gia các bộ môn như bóng đá, bóng rổ, quần vợt …). Tư thế quỳ gối, ngồi xổm hoặc mang vác vật nặng cũng có thể khiến sụn chêm bị tổn thương.
Riêng với người lớn tuổi, tình trạng này xuất hiện phần lớn bởi quá trình lão hóa tự nhiên. Các cử động tưởng chừng đơn giản như ngồi xổm hoặc đứng lên đột ngột mà chân hơi vặn thậm chí cũng làm cho sụn bị rách. Trường hợp người cao tuổi bị viêm xương khớp, khả năng họ gặp phải các vấn đề ở đầu gối hoặc rách sụn là rất cao. Quan sát trên nhiều ca lâm sàng, những bệnh nhân này có kèm biểu hiện bong và mòn sụn khớp.
Như đã đề cập, có nhiều dạng rách sụn chêm khác nhau, do vậy dựa trên vị trí, mức độ tổn thương kèm những yếu tố khác như tuổi tác, mức độ vận động mà bác sĩ sẽ chọn hướng điều trị thích hợp. Nhìn chung, có hai biện pháp thường được áp dụng nhất bao gồm:
Với trường hợp vết rách nhỏ, ở ngoại vi (gối vững và không có biểu hiện đau), lúc này người bệnh có thể được bác sĩ hướng dẫn thực hiện phương pháp sơ cứu RICE tại nhà. Cách này sẽ giúp giảm sưng, đau đồng thời rút ngắn thời gian làm lành vết thương. RICE sẽ bao gồm các bước như sau:
Bên cạnh phương pháp RICE, nhiều bệnh nhân cũng được bác sĩ cho sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm nếu có biểu hiện đau nhiều. Người bệnh cũng có thể thử một vài kỹ thuật xoa bóp hoặc vật lý trị liệu nhằm giảm cứng khớp và cải thiện khả năng vận động.
Phẫu thuật là phương án cuối cùng nếu những biện pháp trên tỏ ra không hiệu quả. Đa phần trường hợp bệnh nhân thường sẽ mổ nội soi và cắt một phần sụn chêm. Trước khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm máu, chụp X – quang, cộng hưởng từ (MRI), đo điện tâm đồ (EKG) … Trường hợp nếu phát hiện bệnh nhân có biểu hiện của sốt, nhiễm trùng, cảm lạnh hoặc thấy vết thương hở, bác sĩ sẽ ngừng cuộc phẫu thuật ngay.
Cả quá trình mổ nội soi sẽ diễn ra khoảng 1 giờ, sau đó bệnh nhân có thể về nhà và bắt đầu tham gia vật lý trị liệu khoảng vài ngày sau khi mổ. Nhìn chung, việc phẫu thuật tiềm ẩn nhiều rủi ro với sức khỏe. Do vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm hạn chế những ảnh hưởng không đáng có.
Thời gian phục hồi còn tùy vào việc người bệnh có tuân thủ chỉ định của bác sĩ và tích cực luyện tập hay không. Thông thường, vết rách sụn sẽ mất khoảng 3 tháng để lành hẳn. Riêng người bệnh phẫu thuật cắt bỏ sụn thì thời gian phục hồi sẽ ngắn hơn vào khoảng 4 – 6 tuần. Lúc này, bệnh nhân sẽ được yêu cầu mang nẹp đầu gối hoặc chống nạng.
*Các thông tin cung cấp trong bài viết không thay thế việc chỉ định điều trị của bác sĩ.
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
Top tìm kiếm: thuốc sun khớp, Tổn thương sụn khớp, bài tập cho người thoái hóa khớp gối, thức ăn tốt cho người bị bệnh khô khớp
Meniscus Tear of the Knee
https://www.healthline.com/health/meniscus-tears
Meniscus Tear Knee Injury
https://www.webmd.com/pain-management/knee-pain/meniscus-tear-injury#3
Torn meniscus
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/torn-meniscus/symptoms-causes/syc-20354818