Mặc dù đau khớp là một bệnh lý chưa thể điều trị triệt để. Nhưng may mắn thay, cơn đau khớp có thể được kiểm soát bằng các phương pháp điều trị hiệu quả, trong đó nổi bật nhất là tác dụng của glucosamine. Để thuốc phát huy tốt tác dụng, trước tiên bạn cần biết về liều dùng và cách sử dụng glucosamine.
Về mặt hóa học, glucosamine là một hợp chất tự nhiên, một amino-monosaccharide – nguyên liệu để tổng hợp proteoglycan – khi vào trong cơ thể nó kích thích tế bào ở sụn khớp tăng tổng hợp và trùng hợp. Do glucosamine là thành phần chính của mô sụn, dịch khớp, cung cấp dinh dưỡng cho sụn khớp và làm cho mặt khớp trơn láng. Vì thế, glucosamine không những giảm triệu chứng của thoái hóa khớp gối mà còn ngăn chặn quá trình bệnh tiến triển.
Glucosamine thường được bán kết hợp với các chất bổ sung khác như chondroitin sulphate và methylsulfonylmethane.
Tác dụng của Glucosamine được dùng trong việc điều trị, kiểm soát và cải thiện những bệnh lý sau:
Những lợi ích của glucosamine chủ yếu dựa trên các nghiên cứu lâm sàng và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Theo một nghiên cứu, trong thoái hóa khớp – dạng viêm khớp phổ biến nhất – có sự thoái hóa lượng glycosaminoglycans sụn (gọi tắt là “GAG”). Hoạt chất GAG là thành phần chính và quan trọng tham gia vào cấu tạo sụn khớp, dịch khớp. Việc bổ sung glucosamine là cách để tăng sinh tổng hợp GAG. Về mặt sinh học, GAG được hình thành từ chất trung gian là fructose-6-phosphate, liên kết với glutamine, cuối cùng tạo ra glucosamine-6-phosphate. Sau đó, nhóm chức acetyl được đưa vào glucosamine-6-phosphate, thành hợp chất galactosamine trước khi được tích hợp vào GAG. Do đó, glucosamine có thể cung cấp nền tảng cần thiết để tạo ra GAG, giúp tái tạo sụn khớp.
Liều dùng glucosamine được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng là tối đa 1.500 mg mỗi ngày.
Bạn có thể bổ sung glucosamine 1.500mg một lần trong ngày hoặc chia ra làm nhiều liều nhỏ hơn (ví dụ như 500mg) và dùng vào các thời điểm khác nhau trong ngày.
Glucosamine dạng bổ sung thường có sẵn ở ba dạng:
Trong đó, glucosamine sulphate là dạng được chứng minh có hiệu quả cao hơn hai loại còn lại.
Đầu tiên, glucosamine là loại thuốc dành cho:
Tuy nhiên, nếu bạn thuộc nhóm các đối tượng sau nhưng có mong muốn sử dụng glucosamine. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi bắt đầu sử dụng thuốc:
Ngoài ra, thuốc glucosamine nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh những nơi ẩm mốc và tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và không để thuốc trong ngăn đá tủ lạnh. Thông thường, trên bao bì thuốc sẽ có hướng dẫn bảo quản. Mỗi loại thuộc khác nhau có thể cần đến phương pháp bảo quản khác nhau. Vậy nên, hãy luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia.
Khi bạn sử dụng glucosamine với liều lượng thích hợp, chúng được xem là an toàn và gần như không gây ra tác dụng phụ. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, bạn có thể trải nghiệm một số tình trạng như:
Đồng thời, đối với những người dị ứng với hải sản, họ có thể sẽ phản ứng với thuốc. Vì phần lớn glucosamine có nguồn gốc tự nhiên đều làm từ vỏ tôm hùm, tôm và các loài động vật có vỏ khác.
Nếu bạn cảm thấy thấy buồn ngủ, chóng mặt, hạ huyết áp hoặc đau đầu do tác dụng phụ khi dùng thuốc Glucosamine thì bạn nên nghỉ ngơi. Tránh lái xe hoặc hoạt động mạnh khi gặp tác dụng phụ. Đồng tời không nên uống rượu vì rượu có thể làm gia tăng tác dụng phụ. Nếu sau khi nghỉ ngơi, bạn vẫn chưa cảm thấy khỏe, hãy tìm đến sự trợ giúp y tế để kiểm tra sức khỏe. Để tránh việc gặp phải tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để họ nắm được tình trạng sức khỏe của bạn và đưa ra lời khuyên nếu bạn có bệnh lý nền.
Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn khác cùng lúc với glucosamine, công dụng của glucosamine có thể thay đổi. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ hoặc có thể làm giảm hiệu quả những loại thuốc này. Nhìn chung, glucosamine có thể tương tác với những loại thuốc sau:
Hãy thông báo trước cho bác sĩ về tất cả những loại thuốc, vitamin và thực phẩm bổ sung mà bạn đang sử dụng để ngăn ngừa tác dụng phụ và tương tác thuốc. Và bạn tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc mới, ngưng uống hoặc thay đổi liều lượng không có sự cho phép của bác sĩ.
*Các thông tin cung cấp trong bài viết không thay thế việc chỉ định điều trị của bác sĩ.
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
Glucosamine
https://hellobacsi.com/thuoc-va-thao-duoc-a-z/thuoc/glucosamine/#gref
Glucosamine
https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements-glucosamine/art-20362874
Is Glucosamine Good for Joint Pain?
https://www.webmd.com/vitamins-and-supplements/supplement-guide-glucosamine