Tuy không thuộc nhóm viêm xương khớp phổ biến, nhưng thoái hóa khớp háng được đánh giá là mối nguy hại khôn lường. Bởi nếu người bệnh chủ quan hoặc trễ nải trong việc điều trị sẽ dễ đối mặt với nhiều di chứng ảnh hưởng đến khả năng vận động, thậm chí là tàn tật vĩnh viễn.
Theo đó, việc nắm rõ tường tận về nguyên nhân, biểu hiện, cùng các phương pháp điều trị hiện nay sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh hiệu quả. Bài đọc sau sẽ cung cấp mọi thông tin cần thiết cho bạn. Cùng tham khảo ngay nhé!
Hiểu đơn giản thoái hóa khớp háng là tình trạng sụn khớp (giữ vai trò như lớp đệm lót bảo vệ hai đầu xương) bị bào mòn, tổn thương, mất dần chức năng. Hệ quả là các xương va vào nhau gây tình trạng viêm, đau. Đối tượng chính của bệnh là người trưởng thành, nhất là những bậc cao niên.
Về mặt phân loại, bệnh được chia thành 2 thể chính gồm thoái hóa khớp nguyên phát (do tuổi tác là chủ yếu) và thoái hóa khớp thứ phát (bắt nguồn từ chấn thương, bệnh lý hoặc tác động bên ngoài). Vấn đề này sẽ được thảo luận rõ hơn ở phần sau. Điều quan trọng là việc xác định rõ nguyên nhân gây bệnh là tiền đề để bác sĩ đưa ra giải pháp điều trị thích hợp nhất.
Tùy vào mỗi giai đoạn tiến triển của bệnh mà triệu chứng thoái hóa khớp háng có thể khác biệt. Cụ thể:
Ngoài những biểu hiện vừa nêu, người bị thoái hóa khớp háng còn có thể nghe được âm thanh “lạo xạo” do dịch nhầy không bài tiết đủ để bôi trơn khớp. Trường hợp nặng, các cơ quanh háng bị teo lại dẫn đến khó thực hiện thao tác như xoay, gập người…
Như đã đề cập, bệnh có hai thể chính, mỗi loại như vậy lại có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau.
Theo đó, bệnh thoái hóa khớp háng nguyên phát (chiếm khoảng 50% ca bệnh) thường gặp ở người lớn tuổi. Lý do vì khớp háng giữ vai trò quan trọng nâng đỡ cơ thể, vậy nên nó rất dễ bị tổn thương, cộng thêm quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể khi tuổi cao càng làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh.
Riêng trường hợp thoái hóa khớp thứ phát có thể bắt nguồn từ những yếu tố sau:
Người đang gặp chứng hoại tử chỏm xương đùi nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ lây lan gây tổn thương khớp háng.
Thông thường để chẩn đoán thoái hóa khớp háng, bên cạnh dựa trên những biểu hiện lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định chụp X – quang hoặc cộng hưởng từ MRI nhằm đánh giá thêm về độ hẹp khe khớp, sự phát triển của gai xương, từ đó đưa ra phương án chữa trị thích hợp.
Hướng điều trị sẽ gồm 2 phần là nội và ngoại khoa:
Từ những thông tin trên, có thể thấy tình trạng này nguy hại thế nào với sức khỏe. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, nhưng không có nghĩa người trẻ sẽ không gặp phải. Đừng đợi thoái hóa khớp háng “gõ cửa”, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh nhờ áp dụng những biện pháp sau:
Trên đây là những thông tin cơ bản về thoái hóa khớp háng. Mong rằng những chia sẻ vừa rồi sẽ hữu ích với bạn trên hành trình sống khỏe mỗi ngày.
*Các thông tin cung cấp trong bài viết không thay thế việc chỉ định điều trị của bác sĩ.
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
Top tìm kiếm: trị thoái hóa khớp gối, thoái hóa khớp gối, thoái hóa khớp gối nên ăn gì, thoái hóa đốt sống cổ, bài tập cho người thoái hóa khớp gối
Hip Osteoarthritis (Degenerative Arthritis of the Hip)
https://www.webmd.com/osteoarthritis/hip-osteoarthritis-degenerative-arthritis-hip
What Are the Treatment Options for Hip Arthritis?
https://www.healthline.com/health/osteoarthritis/hip-treatments
Treatments for Degenerative Joint Disease in the Hip
https://rothmanortho.com/stories/blog/degenerative-joint-disease-in-the-hip