Thoái hóa khớp ở người cao tuổi là bệnh lý thường gặp. Theo đó, tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến sụn khớp, khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn khi vận động. Nhiều người vì chủ quan, không biết cách chăm sóc sao cho đúng làm bệnh tiến triển nặng gây hậu quả khôn lường.
Để hiểu rõ hơn về thoái hóa khớp ở người già, cũng như có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, mời bạn xem qua bài viết sau đây.
Trên thực tế, quá trình thoái hóa sụn, các tế bào, tổ chức ở khớp và quanh khớp mang tính quy luật. Chính vì vậy cho đến nay vẫn chưa có biện pháp khắc phục hoàn toàn vấn đề này. Hơn nữa, khi tuổi tác càng cao thì những tổn thương do lão hóa ngày càng nghiêm trọng hơn.
Thoái hóa khớp hay viêm xương khớp rất dễ chuyển biến xấu gây nên tình trạng biến dạng, cứng khớp làm hạn chế vận động, cản trở sinh hoạt và gây sức ép lớn với cả bản thân và gia đình người bệnh. Để cải thiện những vấn đề trên, không gì tốt hơn ngoài việc bạn tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết.
Để hiểu nguyên do đưa đến bệnh lý này, bạn cần biết rằng khớp là phần tiếp nối giữa hai đầu xương trong cơ thể gồm có bao khớp bọc xung quanh, sụn mềm giữa hai đầu xương và phần dịch nhờn đảm bảo khớp cử động dễ dàng. Thoái hóa khớp ở người lớn tuổi thường gặp nhất ở các vị trí như: đầu gối, đốt sống cổ, cột sống thắt lưng, vai, bàn tay, bàn chân, háng …
Theo đó, khi về già, chức năng cũng như cấu tạo các khớp đều có sự thay đổi. Lúc này, khớp trở nên kém đàn hồi, khả năng chịu lực cũng suy giảm, tế bào sụn bị thoái hóa mà không thể tái tạo lại tốt, tất cả dẫn đến tình trạng viêm xương khớp.
Ngoài lý do trên, một số yếu tố cụ thể khác làm đẩy nhanh quá trình lão hóa, chẳng hạn như:
Có hai dấu hiệu chính để nhận biết thoái hóa khớp dễ dàng một là xuất hiện cơn đau khu trú ở một vị trí nhất định, hai là cứng khớp vào buổi sáng.
Đây được cho là nguyên nhân khiến người bệnh vô cùng khó chịu, bằng mọi giá phải tìm cách xoa dịu. Đặc biệt, nếu càng vận động, di chuyển nhiều bạn sẽ “nếm trải” cơn đau dữ dội hơn.
Ở trường hợp thoái hóa khớp cột sống thắt lưng giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể gặp tình trạng đau khớp vào buổi sớm. Mặc dù kéo dài không lâu, nhưng khi thoái hóa khớp tiến triển, tần suất diễn ra cơn đau sẽ ngày càng dày đặc hơn gây cản trở công việc, sinh hoạt. Mặt khác, sự chèn ép thần kinh xảy ra đôi khi cũng làm người bệnh có cảm giác đau từ lưng xuống chân hệt như có luồng điện chạy dọc theo cơ thể.
Người cao tuổi bị thoái hóa khớp gối gặp khá nhiều khó khăn trong việc di chuyển ngay từ , kể cả đứng lên ngồi xuống cũng thấy đau.
Riêng với thoái hóa khớp háng, người bệnh có thể cảm nhận được âm thanh “lạo xạo” khi co, duỗi gối, nhất là những lúc đứng dậy trong tư thế ngồi xổm kèm với cơn đau xuất hiện ở một hoặc cả hai bên. Bệnh trở nặng sẽ có biến dạng khớp, tê buốt chân.
Bên cạnh cơn đau, người cao tuổi bị thoái hóa khớp cũng rất thường xuyên gặp vấn đề này. Nhiều bệnh nhân cho biết khi mới ngủ dậy, họ thường cảm thấy khớp bị cứng và rất khó vận động. Tình trạng này kéo dài khoảng độ 5 – 15 phút sẽ dứt kèm với điều kiện bạn phải xoa bóp, co duỗi một lúc.
Việc chụp X – quang khớp nhằm đánh giá được mức độ của bệnh lý. Thông qua đó, bạn có thể thấy được độ hẹp khe khớp, hình ảnh gai xương ở phần rìa nhất là với trường hợp thoái hóa khớp ở cột sống.
Ngoài phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh này, các bác sĩ có thể đề nghị người bệnh làm thêm xét nghiệm máu hoặc dịch bao khớp, chụp cộng hưởng từ … để có thể phân biệt với các vấn đề khác như viêm khớp dạng thấp, gout, lao khớp …
Tùy vào diễn tiến của bệnh mà phương pháp điều trị có thể khác nhau. Nhưng nhìn chung, hầu hết những ca thoái hóa khớp ở người già đều được cho sử dụng thuốc khi bệnh bắt đầu có dấu hiệu tiến triển mạnh để làm chậm quá trình lão hóa. Những loại thường dùng nhất bao gồm: Glucosamine sulfate dạng tinh thể, chondroitin sulfate, diacerein…
Nếu chỉ ở giai đoạn khởi phát, bạn có thể điều trị viêm xương khớp bằng cách biện pháp không dùng thuốc như chườm nóng, xoa bóp, châm cứu …
Một khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc đến giải pháp phẫu thuật một phần hoặc thay khớp hoàn toàn.
Để đảm bảo sức khỏe và kìm hãm quá trình lão hóa khớp, người bệnh có thể tham khảo lời khuyên sau đây:
Vừa rồi là những thông tin về thoái hóa khớp ở người cao tuổi. Mong rằng bạn đã cập nhật thêm được những kiến thức hữu ích cho bản thân. Đừng quên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân, cũng như người thân xung quanh mình bạn nhé!
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
Top tìm kiếm: thuốc trị thoái hóa khớp, thoái hóa khớp nên ăn gì, trị thoái hóa khớp gối, chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp, thoái hóa khớp kiêng ăn gì
Thoái hóa khớp tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra khá nhiều phiền toái, khiến người bệnh chẳng thể tận hưởng cuộc sống trọn vẹn. Ngoài việc tuân thủ liệu trình điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, thì việc đề ra phương án chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp hợp lý sẽ giúp họ mau chóng thoát khỏi những triệu chứng khó chịu.
Understanding Arthritis in the Elderly
https://www.pharmacytimes.com/publications/issue/2003/2003-12/2003-12-7559
Osteoarthritis in Seniors
https://www.uspharmacist.com/article/osteoarthritis-in-seniors
Aging in place with Arthritis
https://www.aginginplace.org/arthritis/